Hệ sinh thái là gì? Những kiến thức cơ bản về hệ sinh thái

Hệ sinh thái theo một cách hiểu đơn giản nhất là tập hợp các quần thể sinh sống trong cùng một quần xã, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để hiểu hơn về vấn đề này, để biết được rõ hệ sinh thái là gì cũng như những kiến thức cơ bản khác về hệ sinh thái, chúng ta cùng theo dõi ngay những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Hệ sinh thái là gì?

Hệ sinh thái là gì?

Hệ sinh thái là gì? Chúng chính là một hệ thống các quần thể cùng tồn tại và phát triển trong một môi trường được gọi là quần xã. Trong các quần thể sẽ bao gồm cả những sinh vật có sự sống hoặc không có sự sống. Và các quần thể trong quần xã thì luôn có sự tương tác với nhau, dù ít, dù nhiều đều có những liên quan nhất định.

Lưu ý: quần thể là một nhóm cá thể cùng một loại và sống trong khoảng không gian xác định. Quần thể có nhiều đặc điểm đặc trưng của cả nhóm chứ không chỉ riêng lẻ cho từng cá thể của nhóm. Hoặc quần thể cũng có thể là một nhóm cá thể cùng loài sống trong cùng một khu vực nhỏ xung quanh nhau.

Chức năng của hệ sinh thái chính là duy trì môi trường sống cho mọi sinh vật, đây là chức năng rất quan trọng trong sinh học và với cả kinh tế. Có thể nói sơ đồ của hệ sinh thái là một vòng tròn khép kín, không có điểm bắt đầu cũng không có điểm kết thúc. Hay hiểu cách khác, mọi sinh vật trong vòng tròn khép kín đó sẽ không mất đi mà chuyển từ nơi này sang nơi khác.

Khái niệm về hệ sinh thái chỉ đơn giản và dễ hiểu như vậy thôi. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp những kiến thức cơ bản của hệ sinh thái trong những chia sẻ dưới đây. Việc nắm rõ các kiến thức cơ bản này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ sinh thái, có cái nhìn tổng quan nhất về chúng.

Những kiến thức cơ bản về hệ sinh thái chúng ta cần biết

Hệ sinh thái là gì bạn đã phần nào hiểu về khái niệm qua những thông tin ở trên. Tuy nhiên, nếu bạn muốn hiểu sâu hơn về chúng bạn cần nắm rõ một vài kiến thức được xem là cơ bản ngay sau đây:

Thành phần hệ sinh thái:

Hệ sinh thái gồm 3 thành phần chính: Yếu tố vật lý, yếu tố vô cơ và yếu tố hữu cơ

Hệ sinh thái được xác định gồm 3 thành phần chính: Yếu tố vật lý, yếu tố vô cơ và yếu tố hữu cơ, trong đó:

  • Yếu tố vật lý: Đây là những yếu tố để tạo nguồn năng lượng như ánh sáng, độ ẩm, áp suất, dòng chảy, nhiệt độ,…
  • Yếu tố vô cơ: Thành phần này bao gồm những nguyên tố và hợp chất hóa học có tác dụng tổng hợp chất sống. Yếu tố vô cơ này có thể ở dạng khí, lỏng hay chất khoáng; chúng sẽ tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất.
  • Yếu tố hữu cơ: Đây là những chất có vai trò kết nối giữa các thành phần vô sinh và hữu sinh. Những chất đó có thể là các chất mùn, protein, acid amin, glucid,…

Cấu trúc hệ sinh thái:

Xét về mặt chức năng thì hệ sinh thái có 3 nhóm chính

Xét về mặt chức năng thì hệ sinh thái có 3 nhóm chính: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy. Cụ thể như sau:

  • Sinh vật sản xuất: Hay còn gọi là sinh vật tự dưỡng, chúng chủ yếu là thực vật màu xanh có khả năng quang hợp. Các năng lượng từ nhóm sinh vật này là các hợp chất hữu cơ glucid, lipid, protein,…được tổng hợp từ các chất vô cơ trong môi trường.
  • Sinh vật tiêu thụ: Gồm 3 bậc 1, 2, 3. Nhóm này chủ yếu là động vật, trong đó: Sinh vật tiêu thụ bậc 1 tiêu thụ trực tiếp các sinh vật sản xuất (động vật, thực vật ký sinh); Sinh vật tiêu thụ bậc 2 ăn các sinh vật tiêu thụ bậc 1 (động vật ăn thịt, động vật ăn các động vật ăn thực vật); Sinh vật tiêu thụ bậc 3 ăn các sinh vật bậc 2 (động vật ăn thịt, động vật ăn các động vật ăn thịt khác).
  • Sinh vật phân hủy: Đây là những loại sinh vật, động vật nhỏ hoặc các sinh vật hoại sinh,… chúng có khả năng phân hủy các chất hữu cơ. Trong nhóm này cũng bao gồm các nhóm sinh vật chuyển hóa chất vô cơ từ dạng này thành dạng khác.

Những quá trình trong hệ sinh thái:

Trong hệ sinh thái luôn luôn diễn ra các quá trình trao đổi năng lượng, quá trình tuần hoàn, sự tương tác giữa các loài. Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái là từ ánh sáng mặt trời và năng lượng hóa học – quang hợp và chuỗi thức ăn. Mọi sinh vật trong hệ sinh thái là nguồn thực phẩm rất quan trọng cho các loài sinh vật khác. Chính điều này tạo lên sự sống tồn tại trong quần thể.

  • Chuỗi thức ăn: sinh vật sau ăn sinh vật trước.
  • Lưới thức ăn: gồm nhiều chuỗi thức ăn.

Những nguyên nhân của sự phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái:

Hệ sinh thái sẽ bị mất cân bằng bởi tác động của con người

Sự cân bằng của hệ sinh thái có thể bị phá vỡ do các quá trình tự nhiên và nhân tạo. Mỗi sự tác động khác nhau đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự ổn định của hệ sinh thái. Cụ thể:

  • Quá trình tự nhiên: động đất, núi lửa,…
  • Quá trình nhân tạo: các hoạt động sống của con người như sự hủy hoai động vật hay thực phẩm, phá vỡ nơi cư trú ổn định của các loài, quá trình gây ô nhiễm,… Và chính quá trình này hiện nay đang trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội khi phá vỡ độ cân bằng quá nhiều.

Sự mất cân bằng hệ sinh thái sẽ gây ra những sự ảnh hưởng lớn đến quần xã, ảnh hưởng trực tiếp đến các quần thể và từ đó cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề kinh tế đấy. Qua bài viết này, bạn đã hiểu được khái niệm hệ sinh thái là gì chưa? Cùng với những kiến thức cơ bản nhưng rất đa dạng về hệ sinh thái, bạn có thấy thú vị về vấn đề này không? Hãy đón đọc thêm những bài viết hấp dẫn hơn về hệ sinh thái tại đây.

Bài viết trước đó Dự án Bình Dương AVENUE CITY

    Đăng ký nhận báo giá

    Đã có hơn 2810 khách hàng đã tin tưởng nhadatbinhduong365 và nhận lại được lợi nhuận lên đến 3 tỷ/năm. Vui lòng điền thông tin vào form để nhận cập nhật báo giá giỏ hàng mới nhất và độc quyền.

    Chúng tôi tôn trọng sự riêng tư và cam kết không sử dụng thông tin của bạn vào mục đích thương mại!