Có thể nhận định rằng xu hướng lựa chọn căn hộ chung cư sinh sống đang ngày càng phổ biến. Sở dĩ như vậy là vì xã hội đang từng bước phát triển, diện tích đất đai không còn nhiều. Hơn nữa sinh sống trong căn hộ chung cư lại mang đến nhiều mặt lợi thế hơn bình thường. Tuy nhiên khi sinh sống ở bất kỳ căn hộ nào thì cư dân cũng phải nắm được các phí dịch vụ cần đóng. Vậy các loại chi phí ở chung cư gồm những gì? Tổng chi phí cần đóng đậu hàng tháng khoảng bao nhiêu?
Contents
- 1 Thông tin bạn cần biết về các loại chi phí ở chung cư
- 2 5 Hạng mục chi phí ở chung cư nhất định bạn phải đóng khi sinh sống
- 3 Vậy tổng chi phí ở chung cư phải đóng của mỗi gia đình là bao nhiêu?
- 4 Góc hỏi đáp: Liệu cư dân chung cư không đóng phí dịch vụ bị cắt nước đúng hay sai?
- 5 Kết luận
Thông tin bạn cần biết về các loại chi phí ở chung cư
Không phải bỗng dưng bạn nên tìm hiểu kỹ càng các loại chi phí ở chung cư. Mà bởi lẽ chi phí đóng đậu hàng tháng liên quan lớn đến những hệ quả sau này. Hơn nữa còn ảnh hưởng đến vấn đề pháp lý. Cụ thể vấn đề này được quy định tại Điều 106 Luật Nhà ở 2014; Điều 4 và Điều 3 Thông tư 02/2016/TT-BXD. Trong điều luật có nhắc đến những thông tin chính như sau:
Tìm hiểu các loại chi phí ở chung cư để tránh bị bở ngỡ khi sinh sống
- Khi sinh sống tại chung cư, giá dịch vụ quản lý chung cư các cư dân phải đóng đúng định kỳ. Việc tính chi phí được áp dụng trên mức giá quy định nhân cùng diện tích. Vấn đề này đã được định sẵn trong sổ hồng.
- Mức giá quản lý từng m2 đều tính dựa vào căn cứ nội dung công việc quản lý. Đồng phải thời đảm bảo sự minh bạch, công khai. Nếu chung cư thuộc quản lý Nhà nước phải được tính giá dịch vụ theo mức ban hành từ UBND cấp tỉnh.
- Việc sử dụng các khoản quản lý chung cư phải được thỏa thuận giữa cư dân và đơn vị quản lý. Cư dân có trách nhiệm đóng chi phí liên quan.
- Theo quy định, giá quản lý vận hành chung cư không gồm phí bảo trì sở hữu chung, các loại phí cho việc riêng cư dân,…
5 Hạng mục chi phí ở chung cư nhất định bạn phải đóng khi sinh sống
Nhìn chung các chi phí ở chung cư không quá nhiều so với những gì bạn tưởng tượng. Đa phần chỉ có 5 hạng mục chi phí lớn bạn cần phải đóng đậu khi sinh sống tại nơi đây. Việc nắm bắt rõ ràng được những chi phí liên quan này sẽ giúp bạn dễ dàng trở thành một “cư dân thông thái”. Đồng thời có thể tính toán cẩn thận được những vấn đề phát sinh khác khi mua căn hộ chung cư. Và cụ thể 5 hạng mục chi phí ấy là:
Chi phí chung cư có rất nhiều hạng mục liên quan
Chi phí dịch vụ hàng tháng
Trong toàn bộ các loại chi phí đóng thì đây được xem là phí bắt buộc bạn phải đóng khi sinh sống tại chung cư. Loại phí này đa phần không có bảng giá thành cụ thể để bạn nhận định. Mà tùy thuộc vào mỗi chung cư bạn lựa chọn mà chi phí đưa ra sẽ khác nhau, cao hay hay thấp. Thông thường nếu dựa vào phân khúc căn hộ chung cư có thể phần nào nhận định được giá. Vì chung cư bình dân chi phí dịch vụ hàng tháng thấp hơn các phân khúc cao cấp. Dưới đây là ví dụ cụ thể:
Tại Hà Nội
Ở thị trường Hà Nội phí dịch vụ hàng tháng chủ yếu được áp dụng theo Quyết định 34/QĐ-UBND. Mức giá dự kiến được ấn định cho các chung cư thuộc 2 phân khúc nhu sau:
- Chung cư không thang máy: Mức chi phí đóng đậu giao động tư 700 đồng/m2/tháng đến 5.000 đồng/m2/tháng.
- Chung cư có thang máy: Chi phí dịch vụ hàng tháng có phần cao hơn. Dự kiến giá thành giao động từ 1.200 đồng/m2/tháng đến 16.500 đồng/m2/tháng.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Ở thị trường TPHCM được áp dụng theo Quyết định 11/2018/QĐ-UBND. Mức chi phí cho hạng mục dịch vụ hàng tháng của căn hộ chung cư dự kiến là:
Phí chung cư phải có phí dịch vụ hàng tháng
- Chung cư không thang máy: Chi phí xấp xỉ từ 500 đồng/m2/tháng đến 3.000 đồng/m2/tháng
- Chung cư có thang máy: Chi phí không quá cao. Hầu hết chỉ giao động từ 1.500 đồng/m2/tháng đến 6.000 đồng/m2/tháng.
Lưu ý: Giá dự kiến trên chưa gộp lại các chi phí các dịch vụ gia tăng cũng như thuế giá trị gia tăng.
Nói cho cùng, hiện nay phí dịch vụ hàng tháng ở căn hộ chung cư sẽ giao động từ 2.5000 đồng đến 16.500 đồng/m2/tháng. Mức chi phí này đều được công khai và thống nhất lúc bắt đầu ký hợp đồng. Chi phí có thể thay đổi tùy vào diện tích căn hộ chung cư cũng như sự thỏa thuận giữa bên mua và chủ chung cư.
Phí quản lý chung cư
Các loại chi phí ở chung cư gồm những chi phí nào? Đáp án tiếp theo dành cho bạn chính là phí quản lý chung cư. Đây là phí dành cho những hoạt động quản lý và vận hành chung cư được bền lâu, an toàn. Đa phần yếu tố quyết định đến loại chi phí này gồm 2 vấn đề chính. Đó là tiêu chuẩn và chất lượng chung cư. Ví dụ như căn hộ chung cư cao cấp hay phân khúc căn hộ chung cư thường.
Tuy nhiên về cơ bản chi phí quản lý chung cư cũng hợp với mặt bằng chung. Hầu hết mức chi phí giao động từ 4.000 đồng cho đến 8.000 đồng/m2. Trong đó mức chi phí quản lý sẽ tỷ lệ thuận với chi phí mua căn hộ chung cư của bạn cũng như diện tích căn hộ. Tức là nếu căn hộ bạn mua bán thuộc phân khúc cao cấp thì chi phí quản lý sẽ cao hơn bình thường. Đây là điều hiển nhiên dù bạn mua bán sản phẩm ở thị trường nào.
Chi phí quản lý ảnh hưởng từ căn hộ cao cấp hay trung bình
Song chi phí quản lý chung cư đều được trực tiếp thỏa thuận trước khi ký kết hợp đồng mua bán. Vậy nên khi lựa chọn căn hộ bạn nên tìm hiểu vấn đề này trước khi đi đến thỏa thuận ký kết hợp đồng. Bạn nhớ hỏi han kỹ lưỡng chủ đầu tư và đưa ra những thỏa thuận sao cho hợp lý rồi mới đặt bút ký. Còn nếu sau khi đã ký hợp đồng thì dù bạn không hài lòng thì lúc này cũng không còn thay đổi được điều gì.
Phí bảo trì ở chung cư
Cũng giống như lúc bạn mua nhà, căn hộ chung cư sau khi sử dụng cũng cần cần được sửa chữa nếu phát sinh hư hỏng. Và chi phí bảo trì chính là một trong số các loại chi phí ở chung cư tiếp theo mà bạn phải chi trả. Loại phí này ra đời dùng để bảo trì sửa chữa căn hộ chung cư khi có trục trặc xảy ra.
Thông thường trong tất cả các loại chi phí đóng đậu ở chung cư thì phí bảo trì chỉ cần đóng một lần duy nhất. Tức là bạn không cần phải đóng hàng tháng. Thay vào đó chi phí này sẽ được thu ngay khi bạn tiến hành ký kết hợp đồng mua căn hộ. Đây quả thực là một lợi thế lớn đối với mỗi gia đình.
Đặc biệt theo như thông tin cụ thể thì chi phí cho dịch vụ bảo trì sẽ được đóng chung trong tổng giá trị căn hộ. Dự kiến chi phí dự toán bạn cần chi trả là gần 2% so tổng giá trị căn hộ. Tức là khi bạn mua căn hộ cao cấp có giá thành lớn thì mức chi phí bảo trì bạn cần chi trả cũng tỷ lệ thuận. Và ngược lại nếu căn hộ đó có giá mua bán nhỏ thì phí sẽ ít hơn rất nhiều.
Để có cái nhìn cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo qua ví dụ phân tích. Nếu bạn mua căn hộ có giá trị khoảng gần 1.5 tỷ đồng thì lúc này phí bảo trì bạn cần đóng là 30 triệu. Do đó bạn cần hết sức chú ý vấn đề này khi mua bán căn hộ.
Phí gửi xe ở chung cư
Trong danh sách các loại chi phí ở chung cư nhất định phải có phí gửi xe. Chi phí này không có sự giao động nhiều khi cư dân sinh sống. Bởi đa phần phí gửi xe đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ấn định cho từng địa phương. Tức là UBND đã đưa ra mức giá cụ thể và các chung cư cứ thế đưa ra. Cụ thể:
Khi sinh sống ở chung cư phải đóng phí gửi xe
Phí gửi xe tại Thành phố Hà Nội
Chi phí gửi xe ở Hà Nội được tuân thủ theo Quyết định 44/2017/QĐ-UBND. Trong đó quy định nêu rõ tùy vào từng phân khúc xe mà giá thành trông giữ sẽ khác nhau. Ví dụ:
- Phí giữ xe máy tại chung cư: 120.000 đồng/tháng
- Phí giữ xe ô tô (tùy vào địa bàn, số chỗ xe). Ví dụ xe 9 chỗ giao động từ 500.000 đồng/tháng.
- Phí trông giữ xe đạp (ngày và đêm): 30.000 đồng/xe/tháng
Phí gửi xe tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh được tính toán chi phí theo Quyết định 6888/QĐ-UBND. Tất nhiên chi phí cũng được tính theo 3 phân khúc cố định. Bao gồm:
- Chi phí trông giữ xe đạp (ngày đêm): 30.000 đồng đến 50.000 đồng/tháng.
- Chi phí xe máy: Được chia thành 2 mức giá. Cụ thể nếu xe máy dưới 175m3 thì mức giá gửi xe giao động từ 30.000 đồng đến 100.000 đồng/tháng. Còn nếu xe máy 175m3 trở lên sẽ cao hơn từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/tháng.
- Chi phí trông xe ô tô: Xe dưới 10 chỗ dự kiến giá trông giữ từ 750.000 đồng đến 1 triệu đồng/tháng.
Sống ở chung cư hay bất kỳ đâu phí điện nước là không thể thiếu
Chú ý: Đó chỉ là phí quy định từ UBND đưa ra. Mức giá dự kiến từ mỗi chung cư sẽ không vượt quá số lượng quy định nên bạn đừng lo lắng. Hơn nữa chi phí gửi xe là tùy vào điều kiện gia đình. Chỉ cần bạn tính toán một chút là được.
Một số loại chi phí khác cần đóng
Ngoài các chi phí trên còn có một số khoản chi phí dịch vụ khác cần đóng. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ càng một chút để tránh bị bỡ ngỡ khi sinh sống tại chung cư. Tuy nhiên nhìn chung các loại chi phí phát sinh cũng không còn quá nhiều. Trong đó tiêu biểu nhất chẳng hạn như:
Tiền điện nước
Đây là khoản chi phí mà bạn cần phải đóng dù sinh sống ở đâu. Không chỉ riêng gì căn hộ chung cư mà ngay cả nhà mặt bằng cũng phải thanh toán. Thông thường chi phí điện nước được tính theo số Kwh. Và chi phí điện nước sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng hàng ngày, hàng tháng của gia đình bạn. Cụ thể số lượng Kwh để tính toán tiền điện bao nhiêu đã được nhà nước quy định sẵn như sau:
- Từ 0 đến 50 Kwh: Giá 1.388 VNĐ
- Từ 51 đến 100 Kwh: Giá 1.433 VNĐ
- Từ 101 đến 200 Kwh: giá 1.660 VNĐ
- Từ 201 đến 300 Kwh: giá 2.082 VNĐ
- Từ 301 đến 400 Kwh: giá 2.324 VNĐ
- Từ 400 Kwh trở lên: 2.399 VNĐ
Lưu ý: Giá điện được tính ấy chưa bao gồm thuế VAT 10%.
Lựa chọn các gói internet để giảm thiểu phí internet
Còn riêng tiền nước sinh hoạt sẽ được tính theo một khoản tiền khác. Hầu hết mức giá giao động từ 15.000 đến 18.000 đồng/m3. Vậy nên ước tính 1 tháng tiền điện nước sử dụng của một gia đình trung bình 3 đến 4 người giao động từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Chi phí Internet truyền hình
Phí Internet truyền hình hiện nay có rất nhiều gói khác nhau cho bạn lựa chọn. Tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như tùy vào gói internet mà chi phí wife sẽ cao hay thấp. Và dự kiến internet chung cư có chi phí từ 70.000 đồng đến 200.000 đồng. Trong trường hợp nếu gia đình bạn không cần dùng wifi thì không cần phải đóng đậu.
Tiền đổ rác, xử lý rác thải
Đây thực tế là khoản dịch vụ vệ sinh chung. Chi phí này thường kèm theo chi phí thang máy. Đồng thời là chi phí bắt buộc mà mỗi gia đình cần đóng để giữ gìn bảo vệ môi trường chung, giúp quá trình vận hành chung cư ổn định. Hầu hết chi phí đổ rác, vệ sinh thường giao động khoảng từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng trong 1 tháng.
Phí chung cư còn có phí vệ sinh, xử lý rác
Đặc biệt ở mỗi chung cư khác nhau còn bổ sung thêm các chi phí phát sinh khác. Ngoài 3 chi phí phổ biến trên dự tính ở một số chung cư còn có phí:
- Dịch vụ an ninh
- Phí dịch vụ các dụng cụ đếm chỉ số
- Phí kiểm tra sổ sách
- …
Vì thế tốt nhất bạn nên xem xét kỹ lưỡng các loại phí liên quan trước khi ký kết hợp đồng mua bán.
Vậy tổng chi phí ở chung cư phải đóng của mỗi gia đình là bao nhiêu?
Về cơ bản xét riêng về các loại chi phí ở chung cư mỗi tháng không quá cao. Tuy nhiên nếu gộp lại cùng một lúc thì chi phí hàng tháng cũng khá lớn. Cụ thể đối với 1 gia đình 4 thành viên sinh sống ở căn hộ trung bình mức chi phí hàng tháng dự kiến dưới 1 triệu đồng. Đối với các căn hộ giá rẻ cũng vậy.
Tuy nhiên đối với các căn hộ chung cư cao cấp thi mức chi phí có phần cao hơn. Dự kiến 1 tháng gia đình cần chi trả từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng cho các phí liên quan. Và chi phí chi trả sẽ cao hơn nữa tùy vào diện tích căn hộ bạn sinh sống.
Chi phí các khoản không lớn nhưng thực tế lớn không tưởng
Chính vì thế trước khi mua căn hộ bạn nên đọc kỹ các điều khoản quy định có sẵn ở hợp đồng. Bởi trên đó đã đề cập tới các chi phí dịch vụ quản lý chung cư cũng như các chi phí khác. Như vậy thì sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng hớ tiền bạc.
Góc hỏi đáp: Liệu cư dân chung cư không đóng phí dịch vụ bị cắt nước đúng hay sai?
Hiện nay trên các trang chia sẻ thông tin đang phổ biến với chủ đề cư dân không đóng phí dịch vụ bị cắt nước đúng hay sai? Vậy nên bên cạnh việc tìm hiểu các loại chi phí ở chung cư cụ thể bạn cũng nên điểm qua vấn đề này. Điều này sẽ giúp bạn có thêm cho mình được những thông tin bổ ích khi sinh sống tại chung cư.
Lý do cư dân không chịu đóng phí dịch vụ
Theo ông Nguyễn Hoàng Thanh có 2 nguyên nhân cư dân không đóng phí dịch vụ. Ông là Viện phố Viện nghiên cứu quản lý BĐS. Đó là:
- Họ cho rằng phí dịch vụ quá cao song chất lượng dịch vụ không tương xứng
- Cư dân có mâu thuẫn với chủ đầu tư về chất lượng, diện tích căn hộ
Tuy nhiên theo chuyên gia BĐS thì cho rằng người dân Việt nam đã quen sống nhà ở. Thông thường họ không phải đóng bất kỳ dịch vụ nào nếu như là nhà của mình. Song khi đến với chung cư họ lại khó khăn trong việc thích nghi “văn hóa chung cư”. Hoặc có thể do kinh tế của cư dân có chiều hướng giảm sút, khó khăn trong việc đóng các chi phí liên quan.
Cư dân không đóng phí dịch vụ sẽ bị cắt điện nước
Được phép cắt nước nếu vi phạm hợp đồng đề ra
Các chi phí cần đóng chính là những điều kiện, yêu cầu được thỏa thuận trước lúc ký kết hợp động mua căn hộ. Khi mua bán, thuê căn hộ cả 2 bên đã nhất trí đồng ý các thỏa thuận và đặt bút ký kết. Nghĩa là lúc này bạn đã thống nhất chi trả các chi phí liên quan khi sinh sống tại căn hộ. Do đó cư dân phải có nghĩa vụ đóng nộp phí ở chung cư đúng quy định.
Điều này đã được quy định sẵn ở Điều 39 Thông tư 2. Một khi chủ sở hữu chung cư không đóng các chi phí đúng quy định sẽ bị xử lý theo thỏa thuận ở hợp đồng ký kết. Bên cạnh đó Khoản 1 Điều 6 của Phụ lục 2 còn nhận định rõ ràng về hậu quả nếu không đóng phí đúng quy định. Đó là chủ chung cư có thể tạm ngưng cung cấp dịch vụ của cư dân.
Tuy nhiên trong điều kiện là chủ chung cư phải có thông báo đóng đậu gửi đến chủ căn hộ bằng văn bản. Không chỉ riêng 1 lần mà phải đến lần thứ 2 trong năm mới có thể tự ý ngừng cung cấp dịch vụ. Riêng nếu có xảy ra các tranh chấp ngoài ý muốn thì sẽ được giải quyết theo quy định pháp luật.
Kết luận
Vậy các loại chi phí ở chung cư cụ thể là gì? Trong trường hợp không đóng đậu các phí dịch vụ sẽ ra sao? Nhà Đất Bình Dương 365 đã giải đáp chi tiết và rõ ràng giúp bạn. Mong rằng dựa vào đó bạn sẽ bỏ túi được những thông tin hữu ích và kinh nghiệm vàng khi sinh sống tại chung cư. Ngoài ra nếu bạn còn thắc mắc bất kỳ điều gì đừng quên truy câp website https://nhadatbinhduong365.com/ để được giải đáp mọi lúc mọi nơi.