Những điều có thể bạn chưa biết về bản đồ thế giới?

Chúng ta được làm quen với tấm bản đồ thế giới thông qua môn địa lý được dạy trong chương trình phổ thông. Đây cũng là một kiến thức cơ bản mà bất cứ ai cũng cần phải biết trong cuộc sống hằng ngày để xác định được vị trí của một châu lục, một đất nước và nền văn hóa của vùng đất đó. Có rất nhiều điều thú vị và bạn chưa biết hết về bản đồ thế giới đâu. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bản đồ thế giới rất quen thuộc trong cuộc sống

Bản đồ thế giới là gì?

Bản đồ thế giới chính là hình ảnh thu nhỏ một cách tương đối của trái đất trên một mặt phẳng dựa trên 1 phép chiếu xác định. Nội dung của bản đồ được miêu tả không gian, địa điểm, hiển thị các con số và hệ thống ký hiệu đã được quy ước chung cho toàn thế giới.

Lịch sử của bản đồ thế giới

Bản đồ học là ngành khoa học đã có từ rất lâu đời với những bằng chứng lịch sử lên tới hàng trăm năm trước công nguyên. Các nhà khoa học khi nghiên cứu về lịch sử của bản đồ thế giới thông qua các bản vẽ cổ, sách vở có viết về địa lý của trái đất đã khẳng định được điều đó.

Những tấm bản đồ cổ sơ khai được vẽ bằng bút và giấy da thông qua các cuộc hành trình của những người cổ Trung Quốc, Ấn Độ, Italia, Hy Lạp, Tây Ban Nha… Trong chuyến hành trình của mình, họ đã vẽ lại những cùng đất mình đã đi qua.

Mặc dù số liệu không chính xác tuyệt đối nhưng khoảng cách được ước lượng bằng mắt này cũng đã là một bằng chứng cho thấy rằng bản đồ thế giới xuất hiện từ rất lâu đời và vô cùng phong phú, đa dạng.

Bản đồ thế giới từ thời cổ đại đã rất đa dạng

Dần dần, khi các thiết bị la bàn, từ tính ra đời đã cho phép các tấm bản đồ được vẽ một cách chính xác hơn. Khả năng lưu trữ cũng cao hơn nhờ có các điều kiện máy móc, kỹ thuật số phát triển. Và lịch sử bản đồ thế giới cũng không ngừng được nâng cao hơn.

Các loại máy móc, thiết bị như máy in, thước đo độ, thước vecni đã cho phép in ấn và xuất bản bản đồ thế giới hàng loạt với độ chính xác rất cao. Công nghệ quang học bao gồm: kính lục phân, kính thiên căn… là tiền đề để các vùng đất được đo đạc một cách chính xác hơn. Đồng thời tăng khả năng tìm kiếm vĩ độc cho các nhà lập bản đồ.

Bước vào khoảng giữa thế kỷ 20, những sự phát triển về công nghệ điện tử đã mở ra một cuộc cách mạng trong bản đồ học. Các thiết bị như: máy tính, máy vẽ đồ thị, máy quét, máy in… và công nghệ xử lý hình ảnh, phân tích không gian đa chiều và phần mềm dữ liệu giúp cho bản đồ chính xác 1 cách tuyệt đối.

Hiện nay, ít có ai xem bản đồ thế giới trên giấy hay thông qua quả địa cầu nữa mà thay vào đó là bản đồ vệ tinh. Thậm chí còn có cả công cụ chỉ dẫn được đi. Đó chính là bước tiến cực kỳ lớn của ngành bản đồ học.

Cách phác họa bản đồ thế giới

Chúng ta thường phác họa bản đồ thế giới theo 3 cách khác nhau đó là:

  • Cách thứ 1: Phân chia thế giới dựa vào các ranh giới địa lý bao gồm đất liền và nước, cao nguyên và bán đảo, các vùng biển và đại dương.
  • Cách thứ 2: Phân chia thế giới thông qua ranh giới chính trị giữa các câu lục, quốc gia, đảo quốc và vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
  • Cách thứ 3: bản đồ thế giới vượt lên không gian vật lý, tạo thành những không gian tưởng tượng để người xem nhìn nhận rõ ràng hơn tầng tầng lớp lớp có trên đó.

Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta sẽ lựa chọn một loại bản đồ  khác nhau. Không bắt buộc là phải dùng duy nhất 1 tấm bản đồ.

Bản đồ thế giới ngày nay đã hiện đại và đang dạng các lĩnh vực hơn

Vai trò của bản đồ thế giới trong các lĩnh vực của đời sống

Bản đồ thế giới cực kỳ quan trọng trong đời sống hằng ngày. Bất cứ ai cũng sẽ có lúc sử dụng đến bản đồ cho mục đích của mình. Hãy cùng xem xét về vai trò của bản đồ thế giới đối với những lĩnh vực khác nhau một cách cụ thể hơn.

Bản đồ thế giới đối với việc học tập

Tất cả chúng ta khi ngồi trên ghế nhà trường thì đều được làm quen, giới thiệu và nghiên cứu về bản đồ thế giới. Đây là phương tiện được giáo viên, học sinh, sinh viên sử dụng phổ biến trong các môn học của mình đặc biệt là môn Địa lý.

Thông qua bản đồ, giúp người họ nhận thức được ranh giới lãnh thổ, quy mô của các châu lục như thế nào, văn hóa nếp sống của con người ra sao. VỊ trí của các dãy núi, độ dài của con sống, từng vùng khí hậu có sự khác nhau như thế nào… Phân bố dân cư trong lãnh thổ, phân bố về kinh tế… Tóm lại là rất nhiều các kiến thức sẽ được thể hiện trên bản đồ.

Các loại bản đồ dùng cho việc học tập như: Bản đồ quốc gia, châu lục; Bản đồ khoáng sản thế giới; Bản đồ khí hậu… Tùy vào mục đích học tập mà bạn sử dụng loại bản đồ nào.

Muốn xem được chính xác bản đồ thế giới thì phải hiểu về tỉ lệ của bản đồ và các ký hiệu đã được quy ước chung. Ví dụ như: quy ước về thổ nhưỡng, vì các loại khoáng sản, các loại cây trồng, vật nuôi…

Tiếp đó, không thể bỏ qua việc xác định phương hướng trên bản đồ. Bản đồ thế giới có 4 hướng chính và các hướng lệch khác nữa. Tuy nhiên đây là vấn đề mà khá nhiều người vẫn chưa nắm vững được.

Vai trò đối với cuộc sống hằng ngày

Không phải chỉ có khi chúng ta học tập thì mới dùng đến bản đồ thế giới mà trong cuộc sống hằng ngày thì đây cũng là một công cụ không thể thiếu. Nhìn vào bản đồ, chúng ta có thể nắm bắt được các thông tin về tiềm năng phát triển kinh tế của một khu vực, tiềm năng về đất đai, thổ nhưỡng, khoáng sản, địa hình, khí hậu của một vùng đất rất dễ dàng.

Thông qua bản đồ, giúp người xem xác định được phương hướng và lựa chọn hướng đi chính xác cho mình. Khi xem dự báo thời tiết, bạn cũng sẽ biết được hướng đi của gió, không khí lạnh, cơn bão như thế nào để phòng tránh tốt nhất.

Muốn quy hoạch, xây dựng bất cứ thứ gì thì cũng cần phải xem xét đến bán đổ. Nhiều khi, chúng ta không chỉ xây dựng đường hay công trình ở 1 quốc gia mà phát triển ra với quy mô toàn thế giới. Hoặc đơn giản là xây dựng các trung tâm công nghiệp cũng căn cứ rất nhiều vào bản đồ về vị trí địa lý, tình hình phân bố dân cư, tiềm năng tự nhiên…

Một loại bản đồ dân số thế giới

Bản đồ thế giới dùng trong y tế

Chúng ta đang trải qua đại dịch Covid-19 khiến cả thế giới rung động. Và chưa bao giờ người ta lại nhắc và xem bản đồ thế giới nhiều đến như thế. Bởi trên đó, mọi con số về số người nhiễm bệnh, số người F1, F2, và số người được chữa khỏi, số người tử vong đều được hiển thị một cách đầy đủ và chi tiết.

Mặc dù đây là một sự việc hết sức đáng buồn nhưng nhìn nhận về khía cạnh bản đồ thì chúng cũng đã góp phần cực kỳ to lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh. Nếu không có bản đồ, các nhà quản lý, người làm trong lĩnh vực y tế sẽ không nắm bắt được tình hình dịch bệnh để có các phương án đối phó, xử lý. Không xác định được đường di chuyển của các bệnh nhân, họ đã có thể truyền bệnh cho những ai để khoanh vùng và dập dịch.

Bản đồ thế giới có vai trò gì trong quân sự?

Trong lĩnh vực quân sự thì bản đồ thế giới lại có vai trò đặc biệt quan trọng. Và đọc bản đồ chính là điều kiện bắt buộc đối với người làm công tác này. Thông qua tấm bản đồ tùy vào từng loại bản đồ khác nhau mà người chỉ có thể nhìn nhận, đánh giá tình hình một cách kỹ lưỡng, đưa ra được những kế hoạch tác chiến, các chiến lược quân sự quan trọng.

Khi muốn tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn thì bản đồ cũng là vật bất ly thân giúp các chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ một cách thành công hơn. Nếu cứ như vậy tiến hành thì họ không biết sẽ gặp phải những khó khăn gì.

Đối với thương nhân bản đồ thế giới dùng để làm gì?

Bản đồ thế giới từ trước đến nay cũng giúp ích rất nhiều cho thương nhân, người làm công việc kinh doanh buôn bán. Và cũng chính nhờ có sự giao thương hàng hóa giữa các nước cũng giúp cho những tấm bản đồ sơ khai ra đời để rồi phát triển ngày càng hiện đại như hôm nay.

Thông qua bản đồ, họ biết được tiềm lực của một vùng đất như thế nào để quyết định đầu tư sản xuất. Sau đó sản phẩm này có thể bán ra các khu vực nào trên thế giới? Quãng đường vận chuyển là bao lâu. Thời gian chênh lệch giữa các nước theo múi giờ là bao nhiêu để tính toán khấu hao về chi phí.

Vai trò đối với các chuyên gia khí tượng

Tấm bản đồ về tự nhiên, khí hậu chính là một căn cứ để các chuyên gia khí tượng xác định và đưa ra những thông tin dự báo thời tiết chính xác. Họ chính là những người tiếp xúc với bản đồ thế giới nhiều nhất.

Từ tấm bản đồ thế giới, chuyên gia khí tượng sẽ có thể dự báo được đi của các cơn bão, của không khí lạnh, các cơn mưa giông sấm sét. Từ đó giúp người dân ở các khu vực có thể phòng tránh thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Bởi bạn biết đấy, một hiện tượng thời tiết không chỉ xuất hiện, hình thành ở một quốc qua mà nó trải dài trên nhiều vùng lãnh thổ.

Người thích khám phá sử dụng bản đồ thế giới làm gì?

Đối với những ai ưa khám phá, thích những chuyến du lịch trên khắp thế giới thì hẳn là bản đồ thế giới đã rất quen thuộc. Nó giúp bạn xác định được vùng đất mà mình sẽ đến trong tương lai nằm ở châu lục nào, vị trí nào. Để xem khoảng cách từ chỗ của bạn đến đó bao xa, phải di chuyển bằng các phương tiện nào.

Rồi sau đó xem xét đến thổ nhưỡng, khí hậu. Những điều mà bạn phải đối mặt khi đến đây để chuẩn bị đầy đủ hành trang cho bản thân. Tiếp đó là các địa điểm du lịch, vui chơi, tham quan mà bạn sẽ khám phá cũng được hiện rõ trên bản đồ du lịch thế giới. Chẳng có điều gì mà bản đồ thế giới không cung cấp được cho bạn nhờ vào công nghệ hiện đại cả.

Mỗi một lĩnh vực bản đồ lại được sử dụng với mục đích khác nhau

Bản đồ thế giới và 7 châu lục

Chúng ta vẫn thường quen với câu nói “5 châu 4 biển” để phân chia ranh giới, lãnh thổ giữa các khu vực trên thế giới. Tuy nhiên hiện nay. Trái đất của chúng ta có tới 7 châu lục và 5 đại dương chính. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn ngay sau đây.

Bản đồ thế giới

Trái đất của chúng ta hiện nay có diện tích là 510,1 triệu km2. 7 châu lục trên thế giới gồm có:

  • Châu Á: diện tích 44.580.000 km²
  • Châu Âu: diện tích 10.180.000 km²
  • Châu Phi: diện tích 30.370.000 km²
  • Châu Mỹ: diện tích 42.550.000 km²
  • Châu Đại Dương: diện tích 8.526.000 km²
  • Châu Nam Cực: diện tích 14.000.000 km²
  • Châu Bắc Cực

5 đại dương nước trên thế giới có diện tích là 361.132.000 km2, chiếm tới 70,8% bề mặt của Trái Đất bao gồm:

  • Thái Bình Dương: diện tích 161.800.000 km²
  • Đại Tây Dương: diện tích 106.500.000 km²
  • Ấn Độ Dương: diện tích 70.560.000 km²
  • Bắc Băng Dương: diện tích 14.060.000 km²
  • Nam Đại Dương: diện tích 20.330.000 km²

Bản đồ châu Á

Châu Á chính là châu lục có diện tích lớn nhất thế giới và dân số cũng đông nhất. Châu lục này nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu nếu bạn nhìn trên bản đồ thế giới.

  • Diện tích tự nhiên: khoảng 49,7 triệu km2 chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất và 30% phần đất liền của trái đất.
  • Dân số: khoảng 4.623.940.078 người (cập nhật 30/01/2020 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc)
  • Gồm: 48 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ba nước Nga, Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ có vùng lãnh thổ thuộc châu Âu.

Bản đồ châu Á

Bản đồ châu Âu

Châu Âu là vùng đất có quá trình lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với nền kinh tế rất phát triển. Theo vị trí địa lý, phía Bắc châu Âu giáp với Bắc Băng Dương phía Tây giáp Đại Tây Dương, phía Nam giúp với Địa Trung Hải và biển Đen.

  • Diện tích: 10.600.000 km2, đây là lục địa nhỏ thứ 2 thế giới.
  • Dân số khoảng 740.814.000 chiếm khoảng 10,6% dân số thế giới.

Bản đồ châu Âu

Bản đồ châu Phi

Châu Phi chính là châu lục có diện tích đứng thứ 3 trên thế giới và đứng thứ 2 về dân số.

  • Diện tích: khoảng 30.221.532 km2, chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất
  • Dân số: 1.337.356.393 người vào ngày 22/05/2020 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc.

Bản đồ châu Phi

Bản đồ châu Mỹ

Châu Mỹ là châu lục có đặc điểm kéo dài từ bán cầu Bắc xuống đến bán cầu Nam. Nằm giữa 2 đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

  • Diện tích: 42.422.000 km2, lớn thứ hai thế giới sau châu Á.
  • Dân số: 7,5 tỷ người theo số liệu từ Liên Hợp Quốc.

Bản đồ châu Mỹ

Bản đồ châu Đại Dương

Châu Đại Dương nằm ở Đông bán cầu và Tây bán cầu. Ngoài Úc là quốc gia lớn nhất và đông dân nhất thì còn lại phần lớn khu vực này là các quần đảo.

  • Diện tích: diện tích 8.526.000 km² là châu lục có diện tích đất liền nhỏ nhất thế giới.
  • Dân số: 42.610.918 người vào ngày 22/05/2020 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc chỉ chiếm 0,55% dân số thế giới.

Bản đồ châu Đại Dương

Bản đồ châu Nam Cực

Châu Nam Cực nằm ở vị trí rất đặc biệt có vĩ độ bằng -90 trên Trái đất. Đây là điểm chính nam của hai điểm nơi mà trục quay của trái đất giao với bề mặt của nó. Độ cao của châu Nam Cực so với mặt nước biển là 2.800m.

Trên châu Nam Cực Mỹ có đặt Trạm Nam Cực Amundsen-Scott từ năm 1956 và cho đến nay vẫn có người thường xuyên đồn trú tại đó.

Trên Nam Cực chủ yếu là bang giá các các loài động vật đặc thù sinh sống. Các tảng băng ở Nam Cực có độ cao 2.835 mét (9,306 ft) và được ước tính là dày khoảng 2,700 mét (9,000 ft), khoảng 1,300 km (800 dặm) từ biển gần nhất ở McMurdo Sound.

Bản đồ châu Nam Cực

Bản đồ châu Bắc Cực

Có thể bạn không tin nhưng bản đồ về châu Bắc Cực là một điểm có thật đặt tại Bathurst Island, Canada. Nó cách 1600 km so với Cực Bắc theo bản đồ địa lý. Cực bắc của Trái Đất chúng ta sẽ có các vĩ độ là +90 và là điểm xuất phát của tất cả các kinh tuyến. Vậy cho nên, khi bạn nhìn bản đồ ở vị trí này thì mọi hướng đều là hướng Nam.

Bao phủ phẩn bản đồ Bắc Cực chính là Bắc Băng Dương. Và điểm cực sẽ thay đổi phụ thuộc vào sự di chuyển của trục quay Trái Đất. Hệ sinh thái của vùng đất này đa dạng nhất trái đất vì là các loại sinh vật sống trong băng, động vật phù du và thực vật phù du.

Bản đồ thế giới hiện đại

Ngày nay, chúng ta quen sử dụng các loại bản đồ vệ tinh thông qua các ứng dụng được kết nối và định vị vị trí mà bạn đang đứng. Đây là phương tiện vô cùng hiện đại và tiện lợi giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của mỗi người. Chúng giúp cho bạn biết chính xác mình đang ở đâu, xung quanh khu vực đó đang xảy ra những gì, đường đi như thế nào…

Bản đồ vệ tinh

Nếu đang có nhu cầu tìm hiểu về bản đồ thế giới  và muốn biết thêm các thông tin, bạn có thể truy cập vào địa chỉ nhadatbinhduong365.com.

    Đăng ký nhận báo giá

    Đã có hơn 2810 khách hàng đã tin tưởng nhadatbinhduong365 và nhận lại được lợi nhuận lên đến 3 tỷ/năm. Vui lòng điền thông tin vào form để nhận cập nhật báo giá giỏ hàng mới nhất và độc quyền.

    Chúng tôi tôn trọng sự riêng tư và cam kết không sử dụng thông tin của bạn vào mục đích thương mại!