ủy quyền là gì?Hợp đồng ủy quyền là gì trước nay vẫn luôn là vấn đề được quan tâm. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn nhỏ. Nếu là người bình thường, bạn có thể nhờ ai đó làm hộ mình một việc đơn giản. Nhưng nếu đã là một doanh nghiệp hoặc người có chức vị, việc ủy quyền không còn đơn giản như vậy nữa. Phải có minh chứng rõ ràng về việc ủy quyền đó. Vậy theo quy định của pháp luật, ủy quyền là gì? Hợp đồng ủy quyền là gì? Chúng ta cùng làm rõ.
Contents
Ủy quyền là gì? Hợp đồng ủy quyền là gì?
Có ủy quyền thì sẽ có hợp đồng ủy quyền đi kèm. Để giải thích vì sao thì xin mời các bạn cùng đi tìm về ủy quyền là gì? Hợp đồng ủy quyền là gì với nhadatbinhduong365 ngay sau đây nhé.
Uỷ quyền là gì?
Trước tiên phải khẳng định rằng, thuật ngữ “ủy quyền” ở đây không đơn thuần chỉ là một dạng chuyển giao công việc từ người này sang người khác. Ủy quyền được hiểu rằng, một cá nhân, tổ chức trao quyền hoặc cho phép cá nhân, tổ chức khác có quyền đại diện cho mình để quyết định hoặc thực hiện những hành động nào đó.
Ủy quyền là gì? Hợp đồng ủy quyền là gì?
Các hình thức ủy quyền thường gặp
Trên thực tế, việc ủy quyền hiện nay đang diễn ra ngày một phổ biến hơn. Vì thế các hình thức giao dịch ủy quyền cũng phong phú không kém. Có điều, thịnh hành nhất vẫn chỉ có 2 hình thức ủy quyền. Một là ủy quyền thông qua lời nói, hay còn gọi là ủy quyền bằng miệng. Hai là ủy quyền có văn bản giấy tờ chứng thực.
Và như các bạn thấy đấy, rõ ràng khi ủy quyền có giấy tờ văn bản đi kèm thì mọi việc đều dễ xử lý hơn rất nhiều so với việc chỉ nói bằng miệng. Nhắc đến văn bản liên quan đến ủy quyền, có 2 loại giấy tờ quan trọng. Đó chính là hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền. Vậy hợp đồng ủy quyền là gì? Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền giống và khác nhau ở chỗ nào?
Hợp đồng ủy quyền là gì?
Hợp đồng ủy quyền là một văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa 2 bên ủy quyền và được ủy quyền. Theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ và trách nhiệm hoàn thành những công việc mà bên ủy quyền đã vạch ra sẵn trong bản hợp đồng. Nếu có thỏa thuận khác, ví dụ như trả thù lao thì cũng sẽ do 2 bên bàn bạc với nhau.
Sự khác biệt giữa hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền?
Điểm mấu chốt ở đây là hợp đồng ủy quyền trên thực tế có giá trị về mặt pháp lý hơn giấy ủy quyền. Bởi vì trong bộ luật dân sư có đề cập rất rõ ràng về loại hợp đồng này. Còn với giấy ủy quyền thì không có văn bản nào quy định cụ thể về loại giấy tờ này.
Căn cứ pháp lý rõ ràng nhất để phân biệt giữa 2 loại này rất dễ. Đối với hợp đồng ủy quyền, khi ký kết thì bắt buộc phải có sự có mặt của cả 2 bên. Và dĩ nhiên, trên bản hợp đồng đó chắc chắn phải có đủ ít nhất 2 chữ ký của 2 bên thỏa thuận rồi. Còn đối với giấy ủy quyền thì không cần thiết. Phần lớn chỉ cần người ủy quyền đơn phương ký và giao xuống là được.
Một số thẩm quyền của người đại diện theo ủy quyền
Thẩm quyền của người đại diện theo ủy quyền được pháp luật quy định rất rõ ràng trong khoản 2 thuộc điều 144 của Bộ luật Dân sự ( 2005). Theo đó, có một số điều cần chú ý như sau:
- Thẩm quyền của người đại diện được ghi rõ trong nội dung của bản hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền. Hay nói cách khác, họ chỉ có thể làm những công việc được giới hạn trong đó. Ngoài ra, những việc không ghi trong đó thì không được làm.
Người đại diện theo ủy quyền được và không được làm gì?
- Thẩm quyền của người đại diện còn phụ thuộc vào mỗi loại ủy quyền khác nhau. Có ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hoặc ủy quyền chung. Ví dụ, đối với ủy quyền một lần thì tức là người được ủy quyền chỉ được phép làm việc đó một lần. Sau đấy, việc ủy quyền giữa hai bên chấm dứt luôn.
Việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền
Việc ủy quyền trước nay đều được xác lập theo sự thỏa thuận giữa đôi bên. Vì thế, khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền cũng là hoàn toàn phụ thuộc theo ý muốn cũng như sự định đoạt của chủ thể các bên. Những trường hợp chấm dứt ủy quyền thường thấy như sau:
- Công việc cần ủy quyền đã hoàn thành.
- Thời hạn ủy quyền theo hợp đồng đã kết thúc.
- Cá nhân hoặc người đại diện của pháp nhân hủy bỏ hoặc từ chối nhận ủy quyền.
- Cá nhân được ủy quyền chết. Hoặc một trong hai bên đã chết, mất tích hay hạn chế năng lực hành vi dân sự theo những phán quyết của Tòa án.
Khi nào chấm dứt ủy quyền?
Trên đây, nhadatbinhduong365 đã giải đáp cho bạn đọc về ủy quyền là gì?Hợp đồng ủy quyền là gì. Đồng thời, cung cấp thêm một số thông tin hữu ích về việc ủy quyền hiện nay. Từ đó, có thể thấy, ủy quyền thực sự có vai trò pháp lý rất cần thiết cho các giao dịch dân sự trong đời sống. Và hợp đồng ủy quyền chính là phương tiện tốt nhất để đại diện cho sức mạnh của giao dịch ủy quyền.